Để bắt đầu quá trình đầu tư vào thị trường Forex, một thị trường tiềm năng về lợi nhuận nhưng cũng chứa nhiều rủi ro, bạn cần nghiên cứu kỹ về Forex để nắm vững các kiến thức và vận dụng một cách linh hoạt chúng. Hãy cùng Hỗ trợ khách hàng HotForex tìm hiểu từ đầu về Forex với các thuật ngữ cơ bản.
Tiền tệ, các cặp tiền tệ
Đồng tiền quốc gia là đơn vị tiền tệ quốc gia của một đất nước hoặc một nhóm nước; ví dụ như đồng Euro ở Tây Âu, đồng đô-la ở Mỹ, đồng Yên ở Nhật Bản và tương tự.
Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền cho thấy một đồng tiền này được định giá bao nhiêu theo một đồng tiền khác. Thuật ngữ cặp tiền tệ được sử dụng phổ biến trên thị trường Ngoại hối. Có hai loại tỷ giá hối đoái là tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.
Tỷ giá giao ngay (SPOT)
Là tỷ giá hiện hành được đưa ra tại thời điểm giao dịch, việc thanh toán sẽ được thực hiện trong thời hạn từ một đến hai ngày kể từ ngày giao dịch. Ngày thanh toán thường được coi là ngày giá trị.
Ngày giá trị có thể là:
- Trong cùng ngày giao dịch, nghĩa là Ngày hôm nay (Tod);
- Vào ngày tiếp theo ngày giao dịch, nghĩa là Ngày mai (Tom);
- Vào ngày thứ hai kể từ ngày giao dịch, nghĩa là Spot.
Thông thường các giao dịch trên thị trường Ngoại hối được tiến hành ở mức giá giao ngay. Tất cả các giao dịch với ngày giá trị trong vòng hai ngày làm việc đều được coi là các hoạt động chuyển đổi tiền mặt.
Tỷ giá kỳ hạn (FORWARD)
Là tỷ giá cho thấy giá trị của một đồng tiền trong một khoảng thời gian tương lai. Kỳ hạn tiêu chuẩn là 1, 3, 6 và 12 tháng.
Giao dịch ký quỹ
Margin hay khoản yêu cầu quý kỹ có thể được hiểu là khoản tiền đặt cọc để giữ lệnh mở. Khoản tiền này không phải là chi phí giao dịch, mà chỉ đơn giản là một phần của equity tài khoản được lưu giữ và được coi là đặt cọc ký quỹ
PIP
PIP là một khái niệm cơ bản khác trong giao dịch Ngoại hối. Nó là viết tắt của cụm từ Điểm phần trăm (Percentage In Point — PIP) và là đơn vị dao động nhỏ nhất của tỷ giá. Ví dụ, nếu tỷ giá của đồng đô-la Mỹ so với đồng phrăng Thụy Sỹ USD/CHF đang là 1,2212 và sau đó tăng lên 1,2213, điều đó có nghĩa là tỷ giá hối đoái đã tăng một Điểm phần trăm, hay 0,0001
Xu hướng
Xu hướng là hướng đi tiếp theo của thị trường. Có ba loại xu hướng: đi lên, đi xuống và đi ngang. Xu hướng cuối cùng xuất hiện khi dao động giá là không đáng kể và có chiều hướng cân bằng trong một khoảng hẹp.
- Nhóm đầu cơ giá lên (Bulls) – là những người kỳ vọng mức giá sẽ đi lên và đây là lý do để họ mua vào.
- Nhóm đầu cơ giá xuống (Bears) – là những người kỳ vọng mức giá sẽ đi xuống và đây là lý do để họ bán ra.
Khoảng chênh lệch
Khoảng chênh lệch là mức chênh giữa mức giá mà nhà tạo lập thị trường sẵn sàng trả để mua một loại tiền tệ và mức giá mà anh ta sẵn sàng chấp nhận bán loại tiền tệ đó trong một khoảng thời gian nhất định. Đây cũng chính là mức chênh giữa giá mua và giá bán của một đồng tiền. Ví dụ, nếu giá mua vào của cặp USD/CHF là 1,2212 và giá bán ra tương ứng là 1,2215 vào lúc 10 giờ 30 phút sáng thì khoảng chênh lệch ở đây là ba Điểm phần trăm. Cần xem xét kỹ khoảng chênh lệch khi bạn phát triển một chiến lược giao dịch bởi những đồng tiền khác nhau có những khoảng chênh lệch khác nhau.
Trạng thái bán và trạng thái mua
Trạng thái bán được dùng để mô tả việc bán một công cụ tài chính, có thể không phải là tài sản của bất cứ ai. Trạng thái mua được dùng để mô tả việc mua một công cụ tài chính
Làm thế nào chúng ta có thể bán một thứ không phải là tài sản của bất cứ ai? Trên thực tế, cơ chế của việc này như sau: một nhà kinh doanh vay mượn một lượng nhất định một loại công cụ tài chính nào đó từ nhà môi giới, sau đó bán nó đi, sử dụng công cụ đòn bẩy mà chính nhà môi giới đó cung cấp. Sau khi mức giá đi xuống, nhà kinh doanh sẽ mua lại công cụ tài chính đó, rồi trả lại cho nhà môi giới số tiền đã vay mượn và lấy phần lợi nhuận của mình
Tỷ giá
Thuật ngữ tỷ giá trực tiếp, tỷ giá gián tiếp, tỷ giá chéo thường xuyên được sử dụng trong giao dịch Ngoại hối.
Yết giá trực tiếp là việc một đơn vị của đồng tiền nước ngoài được niêm yết theo một lượng nhất định đồng tiền nội địa. Ví dụ, cặp EUR/BGN là một dạng yết giá trực tiếp. Trên thị trường Ngoại hối, yết giá trực tiếp có nghĩa là một đồng tiền nước ngoài được niêm yết theo đồng đô-la Mỹ. Ví dụ, EUR/USD, CHF/UsD, JPY/USD là các tỷ giá trực tiếp.Yết giá gián tiếp là việc đồng đô-la Mỹ được niêm yết theo một lượng nhất định một ngoại tệ khác, ví dụ như USD/EUR, USD/CHF.
Tỷ giá chéo là việc một đơn vị của đồng tiền nước ngoài được niêm yết theo một lượng nhất định đồng ngoại tệ khác. Ví dụ như EUR/CHF, GBP/JPY, EUR/JPY.
Hoán đổi ngoại tệ
Thể hiện sự chênh lệch lãi suất ở các quốc gia khác nhau. Ví dụ, lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là 0,5%, trong khi lãi suất tại Australia là 6,25%. Điều này có nghĩa là gửi tiền tại một ngân hàng Australia sẽ có lợi hơn nhiều so với gửi tiền tại một ngân hàng Nhật Bản. Sự chênh lệch mức lãi suất có vai trò quan trọng trên thị trường Ngoại hối và được thể hiện bằng thuật ngữ Hoán Đổi.
Các biểu đồ
Các biểu đồ thể hiện những thay đổi về giá của các công cụ tài chính. Trên thực tế, đây là cách thông dụng nhất để mô phỏng và phân tích các biến động của tỷ giá hối đoái. Tất cả những yếu tố của phân tích kỹ thuật mà chúng ta xem xét phía dưới sẽ đều dựa trên những biểu đồ này.
Có ba loại biểu đồ tùy thuộc vào cách mà giá cả được phản ánh: biểu đồ đường thẳng, biểu đồ thanh và biểu đồ nến Nhật Bản. Bản thân các biểu đồ này hoàn toàn không phải là lý do để mở một trạng thái trên thị trường; chúng cần được phân tích và sử dụng kết hợp cùng với các tín hiệu xác nhận của các chỉ báo kỹ thuật.
- Biểu đồ đường thẳng : Biểu đồ đường thẳng là loại biểu đồ đầu tiên mà chúng ta xem xét (Hình 1). Đây là loại biểu đồ được tạo ra bằng cách nối các giá trị giá đóng cửa của phiên giao dịch trong một khoảng thời gian xác định bằng một đường thẳng. Khoảng thời gian có thể là 1 phút, 15 phút, 1 giờ, 4 giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và cứ như vậy. Biểu đồ đường thẳng cũng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng các giá trị giá mở cửa.
- Biểu đồ dạng thanh: Biểu đồ dạng thanh được thể hiện bằng các thanh đứng biểu diễn sự thay đổi của mức giá trong một khoảng thời gian xác định. Ví dụ, nếu khoảng thời gian là 1 giờ thì một thanh đứng sẽ thể hiện sự thay đổi của mức giá trong 1 giờ đó.
- Biểu đồ nến Nhật Bản: Biểu đồ nến Nhật Bản là phương pháp xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất khi biểu diễn biến động giá của các thị trường tài chính. Thông thường, thân chính của một nến thể hiện giá lên sẽ có màu trắng còn thân chính của một nến thể hiện giá xuống sẽ có màu đen. Bóng trên, đối với nến giá lên là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá cao nhất trong giai đoạn mà nó thể hiện, đối với nến giá xuống là khoảng cách giữa giá mở cửa và giá cao trong giai đoạn mà nó thể hiện. Bóng dưới, đối với nên giá lên là khoảng cách giữa giá mở cửa và giá thấp trong giai đoạn mà nó thể hiện, đối với nến giá xuống là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá thấp trong giai đoan mà nó thể hiện. Cần lưu ý là các nến cũng có thể tạo thành các khoảng chênh giá.
Trên đây là các thuật ngữ cơ bản cho những ai mới tiếp cận với thị trường ngoại hối. Mời các bạn xem bài tiếp theo Lý Thuyết Nến Nhật Bản để tìm hiểu tiếp nhé.